Nhà Xuất bản Khoa học xã hội
Tìm kiếm sách
Liên kết website
Để không bỏ lại phía sau: Cơ hội và năng lực hòa nhập xã hội của phụ nữ dân tộc thiểu số (Nghiên cứu ở Tây Bắc) sách chuyên khảo

Để không bỏ lại phía sau: Cơ hội và năng lực hòa nhập xã hội của phụ nữ dân tộc thiểu số (Nghiên cứu ở Tây Bắc) sách chuyên khảo

Mã sách: 000285

Tác giả :
  • TS. Vũ Thị Thanh (chủ biên)
Nhà xuất bản :
  • Nhà xuất bản Khoa học xã hội

Năm xuất bản: 2022

Số trang: 296

Kích thước: 14,5x20,5 cm

Giá bán: 110000 VNĐ

ISBN: 978-604-902-978-6043089288


Giới thiệu sách
Một nghiên cứu phân tích các chiều cạnh hòa nhập xã hội của phụ nữ dân tộc thiểu số từ quan điểm lý thuyết của cách tiếp cận phát triển con người với thực tiễn vùng Tây Bắc Việt Nam
Tóm tắt nội dung

Cuốn sách: Để không bị bỏ lại phía sau: Cơ hội và năng lực hòa nhập xã hội của phụ nữ dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp phụ nữ dân tộc Thái và Mông vùng Tây Bắc) do TS Vũ Thị Thanh chủ biên là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, thực hiện năm 2019-2020: “Nghiên cứu hòa nhập xã hội của phụ nữ dân tộc thiểu số từ cách tiếp cận phát triển con người”. Nghiên cứu này phân tích các chiều cạnh hòa nhập xã hội của phụ nữ dân tộc thiểu số từ quan điểm lý thuyết của cách tiếp cận phát triển con người. Theo cách tiếp cận này, quan điểm về phát triển con người là sự mở rộng cơ hội lựa chọn, nâng cao năng lực cho con người và coi con người là chủ thể của quá trình phát triển. Cách tiếp cận phát triển con người lấy con người làm trung tâm, chú trọng đến sự phát triển vì con người, do con người và bởi con người. Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Lai Châu - một tỉnh vùng Tây Bắc với tỷ lệ nghèo cao nhất và chỉ số phát triển con người HDI thấp nhất cả nước. Tỉnh Lai Châu có tới hơn 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái và Mông (chiếm khoảng 60%). Do đó, khi tiến hành khảo sát ở tỉnh Lai Châu, nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào việc phân tích sự hòa nhập xã hội hai nhóm đối tượng là phụ nữ dân tộc Thái và dân tộc Mông. Đây là hai nhóm dân tộc thiểu số có mức độ phát triển khác nhau. Trong khi dân tộc Thái thuộc nhóm dân tộc thiểu số có trình độ phát triển khá tốt (với chỉ số HDI là 0,52) thì dân tộc Mông lại là nhóm có mức độ phát triển con người thấp nhất trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (với chỉ số HDI là 0,38). Việc nghiên cứu hòa nhập xã hội ở hai nhóm dân tộc thiểu số có mức độ phát triển khác nhau giúp đem đến cái nhìn đa chiều hơn về thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến sự hòa nhập xã hội của phụ nữ dân tộc thiểu số.

Cuốn sách đưa ra những kết luận chính về sự hòa nhập xã hội của phụ nữ dân tộc thiểu số và một số khuyến nghị về chính sách, khuyến nghị với chính quyền địa phương nhằm góp phần thúc đẩy sự hòa nhập xã hội của phụ nữ dân tộc thiểu số.

Nhà xuất bản xin trân trọng giới thiệu!

Trích đoạn:

Xem trích đoạn cuốn sách: Để không bỏ lại phía sau: Cơ hội và năng lực hòa nhập xã hội của phụ nữ dân tộc thiểu số (Nghiên cứu ở Tây Bắc) sách chuyên khảo